Mùa hè sắp sang là thời điểm dễ phát sinh các bệnh về da, nhất là với phụ nữ và trẻ em, chẳng hạn như cháy nắng, viêm da... Thực tế thì các sản phẩm kem chống nắng trên thị trường không hiệu quả được như mong muốn, chưa kể đến việc bôi kem khi thời tiết nắng nóng càng khiến lỗ chân lông bị bít lại, gây cảm giác khó chịu và ảnh hướng xấu tới làn da.
May mắn thay, có một loại cây tuyệt vời sẽ giúp bạn làm dịu mọi vấn đề về da do nắng gây ra, đó là cây lô hội. Các gia đình đều nên trồng ít nhất một chậu lô hội trong nhà vì nó không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn rất tốt với sức khỏe của con người.
Cây lô hội còn được gọi là cây nha đam, là cây thảo lâu năm, lá có màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, mẫm, hình 3 cạnh, phần mép dày và có răng cưa. Trồng lô hội trong nhà và tại nơi làm việc giúp thanh lọc không khí rất tốt. Cây lô hội có thể hút khí aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit.
Hiện nay có hơn 250 loài lô hội trên thế giới và "Aloe Barbadensis" gọi nôm na là "lô hội nhà" chính là giống cây phổ biến nhất tại Việt Nam. Mặc dù những cuộc tranh luận xung quanh các công dụng kỳ diệu của lô hội có nhiều ý kiến trái chiều nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng nó có khả năng chữa lành những tổn thương trên da và thanh lọc không khí hoàn hảo.
Nhà đẹp xin hướng dẫn các bạn cách trồng lô hội từ cây non của cây trưởng thành với các bước làm đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được, dù cho có đôi chút vụng về.
Xu hướng truyền thống sử dụng lô hội để làm cảnh, làm đẹp và làm thuốc đang quay trở lại đầy hào hứng. Từ hàng ngàn năm trước, người Ai Cập cổ đại đã đặt cây lô hội vào trong ngôi mộ của các Pharaông để tiễn đưa họ về thế giới bên kia. Thậm chí, nếu bạn không tin lô hội là "loài cây bất tử"' giống với người xưa thì có lẽ, bạn vẫn có thể đồng ý đây là một món quà thật đẹp và ý nghĩa. Ít nhất, sự hiện diện của chậu cây lô hội tăng thêm phong cách cho không gian nội thất nhà ở và nơi làm việc.
Bước 1:Xác định số lượng và độ trưởng thành của cây non. Cây lô hội trưởng thành sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh chóng. Các cây non sẽ dần xuất hiện quanh phần gốc và cặp lá đầu tiên cao khoảng 5 - 7 cm có thể tách riêng ra để trồng vào các chậu con.
Bước 2:Để việc trồng cây mới thành công và cây phát triển khỏe mạnh thì chúng ta phải chờ cây non đủ lớn. Cụ thể là khi chúng có bộ rễ riêng của mình.
Bước 3:Khi tách cây con ra khỏi cây mẹ, nhấc cả bầu cây ra khỏi chiếc chậu ban đầu. Nhẹ nhàng dùng tay tách từng cây con, chú ý không làm đứt bộ rễ còn yếu của cây.
Bước 4: Chuẩn bị chậu để trồng cây lô hội mới. Là loài cây bán nhiệt đới, lô hội ưa thích đất có khả năng thoát nước tốt. Do đó, chúng ta cần rải một lớp sỏi mỏng dưới đáy chậu trước khi thêm đất trồng. Cách này hỗ trợ hệ thống thoát nước và ngăn cho phần rễ cây không bị ngập trong nước.
Bước 5:Sau khi trồng xong, tưới nước để giữ độ ẩm cho đất. Vào mùa đông và mùa xuân, lô hội không cần nhiều nước. Tuy nhiên, sang đến mùa hè, chúng cần được tưới nước thường xuyên. Cách tưới nước tốt nhất là để đất thoát nước hoàn toàn giữa các lần tưới.
Có thể bón loại phân bón của cây xương rồng cho lô hội 1 năm/lần vào mùa hè.
Với bộ rễ nông có xu hướng lan rộng, lô hội cần được trồng trong những chiếc chậu có kích thước thoải mái và thoát nước tốt.
Những chậu cây bé xinh thực sự là món quà tuyệt vời cho người thân, bạn bè hay đồng nghiệp.
Sau lớp vỏ xanh mỏng là lớp gel quý giá, mát lịm. Bạn có thể bôi trực tiếp gel lô hội lên chỗ da đang bị tổn thương.
Mời các bạn xem thêm chủ đề Cây cảnh - Hoa cảnh đẹp:
Người Hà Nội chuộng trồng hoa gì mùa xuân?
Tết này giàu sang, may mắn nhờ hoa đẹp
Cây không khí: Điều hòa xanh cho nhà đẹp
Gợi ý 14 hoa cảnh đẹp, thơm chơi Tết
Trồng thủy tiên hân hoan chờ Tết
"Say" vẻ đẹp hoa Thủy Tiên, Tú Cầu
6 bước trồng hoa Súng cực 'đỉnh'
7 loài hoa tuyệt đẹp tô điểm ban công